Chương trình XKLĐ thời vụ tại các địa phương của Hàn Quốc
Chi tiết tuyển dụng
Mô tả công việc
Để việc triển khai tuyển chọn lao động thời vụ đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình thỏa thuận hợp tác đạt hiệu quả, Sở Nội vụ đề nghị: 1. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: - Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Yên Bái trong việc triển khai tuyên truyền, thông báo tuyển chọn và sơ tuyển lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc theo số lượng và tiêu chuẩn phù hợp với các yêu cầu; cụ thể: + Người lao động phải là công dân cư trú hợp pháp tại tỉnh Yên Bái trong thời gian từ 12 tháng trở lên. Trong đó, ưu tiên tuyển chọn lao động đã cư trú tại tỉnh Yên Bái từ 5 năm trở lên và thuộc các nhóm đối tượng chính sách như: người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ bị thu hồi đất sản xuất, thân nhân người có công với cách mạng. + Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; không có tiền án, tiền sự và không thuộc diện bị cấm xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam. + Có đủ sức khỏe để làm việc tại nước ngoài theo quy định. Tình trạng sức khỏe: Những người mắc bệnh lao, viêm gan B, C, D, nhiễm HIV, sử dụng ma túy hoặc đang mang thai, đã sinh con trong vòng 1 năm tính từ ngày nộp hồ sơ xin thị thực sẽ không đủ điều kiện tham gia chương trình lao động thời vụ. + Ngành nghề tuyển dụng: Lao động thời vụ trong lĩnh vực nông nghiệp (sản xuất, chế biến nông sản; trồng trọt, thu hoạch và quản lý cây trồng: vườn rau, cây ăn quả, nấm, thảo dược, cây đặc dụng...). (Có Phụ lục thông tin gửi kèm theo). - Chỉ đạo, hướng dẫn các xã, phường, thị trấn tổ chức rà soát, xác định nhu cầu đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc; lập danh sách người có lao động có nhu cầu đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc gửi về Trung tâm Dịch vụ việc làm, Sở Nội vụ để tổng hợp (có biểu mẫu kèm theo). 2. Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Yên Bái: - Được Sở Nội vụ giao là cơ quan chủ trì, đầu mối phối hợp với các địa phương, đối tác Hàn Quốc các đơn vị liên quan trong việc tuyên truyền, thông báo, tuyển chọn lao động thời vụ đi làm việc tại Hàn Quốc. - Cử cán bộ trực tiếp cùng với các địa phương đăng ký danh sách, sơ tuyển (sàng lọc trước về tình trạng sức khỏe, ma túy; điều kiện cư trú, tình trạng tư pháp…) trước khi phía đối tác Hàn Quốc thực hiện phỏng vấn, tuyển chính thức. - Hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ cho người lao động; thông báo rõ các khoản chi phí, tiền lương, điều kiện làm việc khi đi làm việc ở nước ngoài để người lao động biết, đăng ký tham gia; hỗ trợ người lao động làm các thủ tục cần thiết đi làm việc ở nước ngoài. Hướng dẫn, hỗ trợ người lao động thực hiện chính sách hỗ trợ ban đầu, hỗ trợ tín dụng đối với người lao động đi làm việc thời vụ theo quy định tại Nghị quyết số 45/2024/NQ-HĐND ngày 11/7/2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái. - Định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện. Phụ lục Thông tin tuyển chọn lao động đi làm việc thời vị tại quận Goryeong, tỉnh Gyeongsang, Hàn Quốc 1. Tiêu chí tuyển chọn - Người lao động phải là công dân cư trú hợp pháp tại tỉnh Yên Bái trong thời gian từ 12 tháng trở lên. Trong đó, ưu tiên tuyển chọn lao động đã cư trú tại tỉnh Yên Bái từ 5 năm trở lên và thuộc các nhóm đối tượng chính sách như: người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ bị thu hồi đất sản xuất, thân nhân người có công với cách mạng. - Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; không có tiền án, tiền sự và không thuộc diện bị cấm xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam. - Độ tuổi: Từ 25 đến 40 tuổi. - Có đủ sức khỏe để làm việc tại nước ngoài theo quy định. Tình trạng sức khỏe: Những người mắc bệnh lao, viêm gan B, C, D, nhiễm HIV, sử dụng ma túy hoặc đang mang thai, đã sinh con trong vòng 1 năm tính từ ngày nộp hồ sơ xin thị thực sẽ không đủ điều kiện tham gia chương trình lao động thời vụ. 2. Số lượng tuyển chọn, thời gian và địa điểm tuyển dụng - Số lượng: Dự kiến 500 người. Số lượng lao động tuyển chọn thực tế có thể thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu tiếp nhận lao động hàng năm của các chủ sử dụng lao động tại Hàn Quốc và khả năng đáp ứng của nguồn lao động tại Việt Nam. - Ngành nghề, công việc: Lao động phổ thông, làm việc tại các trang trại nông nghiệp. - Địa điểm làm việc: Các trang trại nông nghiệp thuộc quận Goryeong, tỉnh Bắc Gyeongsang, Hàn Quốc. - Thời gian: Người lao động thời vụ (Visa nhập cảnh 1 lần E-8, thời gian lưu trú tối đa 150 ngày). Tuy nhiên, nếu người lao động thời vụ E-8 được công nhận là người lao động gương mẫu, người đó có thể nhập cảnh vào Hàn Quốc thêm một lần nữa nếu cần (với cùng một chủ lao động và điều kiện làm việc). - Ngành nghề tuyển dụng trong lĩnh vực nông nghiệp: Làm việc tại các trang trại cá nhân hoặc tổ chức trong khu vực quận Goryeong, tỉnh Bắc Gyeongsang, Hàn Quốc. (sản xuất, chế biến nông sản; trồng trọt, thu hoạch và quản lý cây trồng (vườn rau, cây ăn quả, nấm, thảo dược, cây đặc dụng, v.v.). 3. Thời gian làm việc và nghỉ ngơi - Thời gian làm việc: 8 giờ/ngày, 6 ngày/tuần, 8 giờ làm việc có thể chia là ca sáng hoặc chiều. Ví dụ: Ca sáng từ 6:00 đến 10:00, ca chiều từ 14:00 đến 18:00, 4 giờ nghỉ giữa hai ca làm việc không được tính vào thời gian làm việc chính thức. - Do đặc thù công việc tại quận Goryeong, có thể có ca làm việc vào sáng sớm hoặc ban đêm và không có phụ cấp riêng. (Tuy nhiên, không được vượt quá 8 giờ mỗi ngày, làm việc quá 8 giờ/ngày sẽ được trả lương làm thêm) - Thời gian nghỉ: Cứ 4 giờ làm việc được nghỉ 30 phút. (Buổi sáng, chiều) - Ngày nghỉ: Được đảm bảo 4 ngày nghỉ mỗi tháng. 4. Tiền lương - Tổng mức lương: Mức lương tối thiểu theo giờ tại Hàn Quốc (năm 2025): 10.030 KRW/giờ. Lương cơ bản: 2.096.270 KRW/tháng đối với người lao động làm việc 48 giờ/tuần. Số giờ làm việc tiêu chuẩn hàng tháng là 209 giờ. - Ngày chi trả lương: Tiền lương được chi trả vào một ngày cố định hàng tháng, tính từ ngày người lao động bắt đầu làm việc. Trường hợp ngày trả lương trùng vào cuối tuần hoặc ngày lễ, tiền lương sẽ được thanh toán vào ngày làm việc liền trước đó (thường là thứ Sáu). - Phương thức chi trả lương: Tiền lương được thanh toán theo hình thức lương tháng. - Đơn vị tiền tệ: Tiền lương được tính toán và thanh toán bằng đồng Won (KRW). - Hình thức thanh toán: Tiền lương được chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng mà người lao động Việt Nam đang sở hữu. 5. An toàn, bảo vệ, chỗ ở, bữa ăn và điều kiện sống của người lao động Người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp cho người lao động đầy đủ trang thiết bị an toàn lao động phù hợp với tính chất công việc cho người lao động. Người sử dụng lao động có thể cung cấp chỗ ở cho người lao động, có trách nhiệm thanh toán chi phí ăn uống. Tuy nhiên, các nguyên liệu cơ bản sẽ được người sử dụng lao động cũng cấp 1 lần và người lao động phải tự nấu ăn. 6. Các khoản chi phí Người lao động tự chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí vé máy bay khứ hồi. Người lao động chịu trách nhiệm về các chi phí hành chính như đào tạo các giấy tờ cần thiết để nhập cảnh (đăng ký visa, lý lịch tư pháp/biên bản điều tra, hộ chiếu, kiểm tra sức khỏe và các chi phí cần thiết khác). 7. Chi phí bảo hiểm, khám sức khỏe và điều trị - Trong thời gian làm việc tại Hàn Quốc, người lao động được mua bảo hiểm rủi ro dưới hình thức bảo hiểm du lịch quốc tế trước khi xuất cảnh (phí bảo hiểm theo quy định hiện hành). - Sau khi người lao động nhập cảnh, chính quyền địa phương phải thay mặt người sử dụng lao động đăng ký bảo hiểm tai nạn lao động và người sử dụng lao động phải đóng phí bảo hiểm tai nạn lao động trong thời gian hợp đồng lao động. (Tuy nhiên, khi đăng ký bảo hiểm thất nghiệp, người lao động trả 0,8%.) - Người lao động chịu trách nhiệm về những thương tích xảy ra trong giờ làm việc được bảo hiểm tai nạn lao động chi trả và người lao động có trách nhiệm thanh toán chi phí cho những thương tích xảy ra ngoài giờ làm việc. 8. Chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn - Nếu sau khi nhập cảnh, người lao động bị phát hiện mắc bệnh nghiêm trọng (không có trong hồ sơ khám sức khỏe trước đó) gây ảnh hưởng đến công việc, tự ý rời khỏi nơi làm việc hoặc làm việc cẩu thả, người sử dụng lao động có quyền báo cáo với chính quyền địa phương tại quận Goryeong. Sau khi xác minh, chính quyền quận Goryeong có thể trục xuất người lao động ngay lập tức. - Trường hợp người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động và về nước trước thời hạn mà không phải do lỗi của người lao động, bên tiếp nhận có trách nhiệm bồi thường cho người lao động theo thỏa thuận (nếu có) và chi trả cho người lao động chi phí giao thông để trở về nước. 9. Xử lý các vấn đề phát sinh Nếu người sử dụng lao động đối xử không công bằng với người lao động hoặc không trả lương, Chính phủ sẽ có hành động khắc phục đối với người sử dụng lao động và bảo vệ người lao động thông qua hành động pháp lý nếu người sử dụng lao động không tuân thủ. Biện pháp ngăn chặn người lao động bỏ trốn hoặc ở lại bất hợp pháp. Tỉnh Yên Bái nhằm ngăn chặn người lao động bỏ việc hoặc sinh sống bất hợp pháp tại quận Goryeong, chúng tôi dự định hợp tác để thực hiện các biện pháp sau: - Trước khi xuất cảnh, người lao động và gia đình (cha, mẹ, vợ, con trên 18 tuổi) phải ký cam kết, bảo lãnh. Những cam kết và bảo đảm được chính quyền địa phương, công an địa phương và trưởng thôn xác nhận. (Có mẫu kèm theo). - Nếu người lao động rời khỏi nơi làm việc sẽ bị bắt và xử phạt theo luật pháp Hàn Quốc (mức phạt tối đa là 50.000 USD) và gia đình người lao động có thể bị ảnh hưởng như sau: + Các giao dịch liên quan đến tài sản của gia đình có người bỏ trốn khỏi nơi làm việc (mua bán, sang nhượng, chuyển mục đích sử dụng, thế chấp…) mà phải được xác nhận của chính quyền sẽ bị hạn chết theo quy định của pháp luật Việt Nam. + Gia đình người lao động không được ưu tiên hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước như đào tạo nghề, chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật, giải quyết việc làm, vay vốn ngân hàng… + Gia đình không được xem xét trong việc bình xét để biểu dương, khen thưởng trong các phong trào thi đua, công nhận gia đình văn hóa. Ngoài ra, chính quyền địa phương sẽ áp dụng một loạt các biện pháp xử lý, bao gồm: Thông tin cá nhân của người lao động bỏ trốn sẽ được công khai rộng khắp trong địa phương (Chính quyền có tổ công tác bao gồm công an và chính quyền cơ sở cùng tham gia để tìm biện pháp thúc đẩy lao động về nước); Chính quyền Việt Nam làm công văn đề nghị và cùng phối hợp với chính quyền ở Hàn Quốc để trục xuất về nước đối với những người nhà/thân thiết đang làm việc ở bên Hàn Quốc có nguy cơ cùng bỏ trốn; Người nhà, họ hàng, và người trong cùng khu vực cư trú (xã/phường) sẽ không được tham gia chương trình đi làm việc tại Hàn Quốc cho đến khi người lao động đó về nước. Phụ lục Thông tin tuyển chọn lao động đi làm việc thời vụ tại tỉnh Jeollanam-do, Hàn Quốc 1. Tiêu chí tuyển chọn - Người lao động phải là công dân cư trú hợp pháp tại tỉnh Yên Bái trong thời gian từ 12 tháng trở lên. Trong đó, ưu tiên tuyển chọn lao động đã cư trú tại tỉnh Yên Bái từ 5 năm trở lên và thuộc các nhóm đối tượng chính sách như: người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ bị thu hồi đất sản xuất, thân nhân người có công với cách mạng. - Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; không có tiền án, tiền sự và không thuộc diện bị cấm xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam. - Độ tuổi: Từ 25 đến 40 tuổi. - Có đủ sức khỏe để làm việc tại nước ngoài theo quy định. Tình trạng sức khỏe: Những người mắc bệnh lao, viêm gan B, C, D, nhiễm HIV, sử dụng ma túy hoặc đang mang thai, đã sinh con trong vòng 1 năm tính từ ngày nộp hồ sơ xin thị thực sẽ không đủ điều kiện tham gia chương trình lao động thời vụ. 2. Số lượng tuyển chọn, thời gian và địa điểm tuyển dụng - Số lượng: Dự kiến khoảng trên 500 người. Số lượng lao động tuyển chọn thực tế có thể thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu tiếp nhận lao động hàng năm của các chủ sử dụng lao động tại Hàn Quốc và khả năng đáp ứng của nguồn lao động tại Việt Nam. - Ngành nghề, công việc: Lao động phổ thông, làm việc tại các trang trại nông nghiệp. - Địa điểm làm việc: Các trang trại nông nghiệp thuộc tỉnh Jeollanam-do, Hàn Quốc. - Thời gian hợp đồng: 8 tháng kể từ ngày nhập cảnh. - Ngành nghề tuyển dụng trong lĩnh vực nông nghiệp: Làm việc tại các trang trại cá nhân hoặc tổ chức trong khu vực quận Goryeong, tỉnh Bắc Gyeongsang, Hàn Quốc. (sản xuất, chế biến nông sản; trồng trọt, thu hoạch và quản lý cây trồng (vườn rau, cây ăn quả, nấm, thảo dược, cây đặc dụng, v.v.). 3. Tiền lương: Lương cho người lao động thời vụ tại Hàn Quốc (E8): Mức lương tối thiểu 10.030 won mỗi giờ + 1,5 lần tiền làm thêm 2 giờ mỗi ngày + công việc công cộng và ngày lễ bao gồm làm thêm giờ gấp 2 lần trong 10 giờ mỗi ngày v.v. Người lao động làm việc 28 ngày một tháng, đảm bảo mức lương tháng là 2,3 triệu won (khoảng 43,7 triệu đồng) trở lên (không bao gồm chi phí ăn ở). 4. Chi phí để xuất cảnh đi làm việc thời vụ: Chi phí để đưa lao động thời vụ (E8) sang Hàn Quốc là 4.0 triệu won tiền Hàn Quốc (tương đương khoảng 76 triệu đồng), bao gồm: - Chi phí trực tiếp cho người lao động tại Việt Nam: 1,7 triệu won tiền Hàn Quốc (tương đương 32,3 triệu đồng); bao gồm: Vé máy bay khứ hồi, bảo hiểm du lịch, khám sức khoẻ, xét nghiệm lao, xét nghiệm ma tuý, giấy chứng nhận lý lịch tư pháp, chi phí đi lại từ Yên Bái đến Sân bay tại Hà Nội và các chi phí khác (tư vấn, quản lý người lao động…). - Chi phí do các đối tác bên Hàn Quốc thực hiện: 2,3 triệu won tiền Hàn Quốc (tương đương 43,7 triệu đồng) gồm phí quản lý giáo dục Hàn Quốc, phí nộp đơn xin thị thực của Công ty Luật Lawcap, phí hành chính, chi phí hoạt động và phí đào tạo trước khi nhập cảnh. Người lao động phải tự chi trả chi phí ăn, ở tại Hàn Quốc (chiếm khoảng 20% lương tháng). Sở Nội vụ giao cho Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Yên Bái là đơn vị sự nghiệp thực hiện dịch vụ công thuộc Sở thu các khoản chi phí trên, tổng số là 4,0 triệu won tiền Hàn Quốc/lao động thời vụ đủ điều kiện xuất cảnh để chuyển cho phía đối tác Hàn Quốc 2,3 triệu won (phí quản lý giáo dục Hàn Quốc, phí nộp đơn xin thị thực của Công ty Luật Law Cap, phí hành chính, chi phí hoạt động và phí đào tạo trước khi nhập cảnh) và để thực hiện các chi phí trực tiếp tại Việt Nam cho người lao động với số tiền 1,7 triệu won; bao gồm: Mua vé máy bay khứ hồi, bảo hiểm du lịch; tổ chức khám sức khoẻ, xét nghiệm lao, xét nghiệm ma tuý, giấy chứng nhận lý lịch tư pháp; thanh toán chi phí đi lại từ Yên Bái đến Sân bay Hà Nội và các chi phí khác (tư vấn, quản lý người lao động…). 5. Xử lý vấn đề lưu trú bất hợp pháp Trong trường hợp người lao động bỏ trốn hoặc vi phạm pháp luật, người lao động sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước các cơ quan pháp luật tại cả Việt Nam và Hàn Quốc. Những người không vi phạm pháp luật và không bỏ trốn sẽ được đảm bảo quyền tiếp tục làm việc theo hợp đồng đã ký. Bên đối tác Hàn Quốc sẽ mở tài khoản số điện thoại di động tại một công ty viễn thông do công ty viễn thông chỉ định, mở tài khoản lương tại Ngân hàng Hana Bank và thẻ tín dụng. Người lao động theo mùa vụ E8 đăng ký mở tài khoản số điện thoại di động tại một công ty viễn thông do công ty viễn thông chỉ định, mở tài khoản lương tại Ngân hàng Hana Bank và thẻ tín dụng. Người lao động theo thời vụ E8 sẽ nhận được 1 triệu won mỗi tháng, trong 8 tháng có thể tiết kiệm 6 triệu won trong tài khoản chung với Bên B, khi người lao động E8 xuất cảnh về Việt Nam sẽ được đáo hạn, tiền gốc và lãi có thể rút tại chi nhánh Ngân hàng Hana Bank. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BẢN CAM KẾT BẢO LÃNH Bản cam kết này nhằm xác định trách nhiệm của người bảo lãnh lao động, người được bảo lãnh (người lao động) và bên nhận bảo lãnh (chính quyền địa phương nơi người lao động cư trú và cơ quan tuyển chọn người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình lao động thời vụ (visa E-8-1). Các bên như sau: BÊN CAM KẾT BẢO LÃNH Tôi là: ……………………………........ Số điện thoại liên hệ ………………………………… Số CCCD: ………………………… Ngày cấp ………………….. Nơi cấp ………………....... Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………………… Địa chỉ hiện tại:…………………………………………………………………………………. Mối quan hệ với người được bảo lãnh:......................................................................................... Tôi là: ……………………………........Số điện thoại liên hệ …………………………………. Số CCCD:…………………………Ngày cấp ………………….. Nơi cấp ………………......... Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………………… Địa chỉ hiện tại:………………………………………………………………………………… Mối quan hệ với người được bảo lãnh:......................................................................................... Tôi là: ……………………………........Số điện thoại liên hệ ………………………………… Số CCCD:…………………………Ngày cấp ………………….. Nơi cấp ………………......... Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………………… Địa chỉ hiện tại:………………………………………………………………………………… Mối quan hệ với người được bảo lãnh:......................................................................................... BÊN ĐƯỢC BẢO LÃNH Tôi là: ……………………………........Số điện thoại liên hệ …………………………………. Số CCCD:…………………………Ngày cấp ………………….. Nơi cấp ………………........ Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………………. Địa chỉ hiện tại:………………………………………………………………………………… BÊN NHẬN BẢO LÃNH Chính quyền địa phương nơi người lao động cư trú UBND xã/phường: ................... Tỉnh Yên Bái Người đại diện: ............ Chức vụ: ............................................................................................. Các bên cam kết thực hiện đúng các quy định sau đây: I. TRÁCH NHIỆM CỦA BÊN ĐƯỢC BẢO LÃNH - NGƯỜI LAO ĐỘNG 1. Tìm hiểu và nắm rõ quy định của Chương trình lao động thời vụ tại Hàn Quốc (qua các thông báo của Trung tâm Dịch vụ việc làm, thuộc Sở Nội vụ tỉnh Yên Bái và qua các phương tiện thông tin đại chúng khác) trước khi đăng ký dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc. 2. Thực hiện đúng quy định của hợp đồng lao động đã ký với chủ sử dụng lao động Hàn Quốc. Không bỏ trốn tại sân bay, không bỏ trốn khỏi nơi làm việc. Không đơn phương phá bỏ hợp đồng lao động hoặc yêu cầu chuyển đổi nơi làm việc vì những lý do không chính đáng. 3. Chấp hành đúng các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật Hàn Quốc. Về nước đúng thời hạn sau khi hết hợp đồng lao động hoặc trước khi hết thời hạn được phép cư trú tại Hàn Quốc. Người lao động trở thành cư trú bất hợp pháp khi vi phạm: • (a) Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn hợp đồng lao động, hết hạn cư trú; • (b) Bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng; • (c) Sau khi nhập cảnh vào Hàn Quốc nhưng lao động không đến nơi làm việc theo hợp đồng. 4. Người lao động cam kết rằng: nếu bỏ trốn khỏi nơi làm việc và cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc, người lao động sẽ bị truy bắt và xử phạt theo quy định của pháp luật Hàn Quốc (tiền phạt có thể lên đến 50.000 USD). 5. Theo Điều 46 của Nghị định số 12/2022/NĐ-CP, người lao động cư trú bất hợp pháp bị phạt 80.000.000 – 100.000.000 VND và bị cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn từ 2-5 năm. 6. Trường hợp người lao động bỏ trốn khỏi nơi làm việc, một loạt các công việc pháp lý sẽ được áp dụng lên người lao động. Bao gồm: a. Người lao động bỏ trốn sẽ bị chính quyền Hàn Quốc thông báo tới các cơ quan chức năng có liên quan như Cục xuất nhập cảnh và công an Hàn Quốc để truy bắt. Khi bị bắt, người lao động sẽ bị phạt theo đúng quy định của Hàn Quốc và sau đó có thể bị Phạt tù lên đến 3 năm / Lao động khổ sai / Trục xuất về nước. b. Thông tin cá nhân của người lao động bỏ trốn sẽ được công khai rộng khắp trong địa phương tại Việt Nam. c. Người lao động cũng sẽ gây ảnh hưởng cho người thân, họ hàng, và người trong cùng khu vực cư trú (xã/phường) vì họ sẽ không được tham gia chương trình đi làm việc tại Hàn Quốc cho đến khi người lao động đó về nước. Các thành viên gia đình trong hộ khẩu với người lao động sẽ vĩnh viễn không được nhập cảnh vào Hàn Quốc dưới bất kỳ một loại thị thực nào. Đối với những người nhà/thân thiết đang làm việc ở bên Hàn Quốc sẽ có khả năng bị đánh giá “nguy cơ cao” (cùng bỏ trốn) sẽ bị trục xuất về nước. 7. Chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu vi phạm những điều quy định tại Cam kết này. II. TRÁCH NHIỆM CỦA BÊN CAM KẾT BẢO LÃNH 1. Động viên và giáo dục người lao động chấp hành đúng các điều quy định tại Cam kết này cũng như những quy định pháp luật của Việt Nam và Hàn Quốc. 2. Nếu xảy ra trường hợp người lao động bỏ trốn và cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc, Bên bảo lãnh cần phối hợp cùng với các cơ quan chức năng địa phương để động viên người lao động trở về nước trong thời gian sớm nhất. 3. Nếu người lao động bỏ trốn khỏi nơi làm việc và cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc, một loạt các biện pháp hành chính sẽ được áp dụng lên những người bảo lãnh và gia đình cho tới khi người lao động về nước. Bao gồm: a. Các giao dịch liên quan đến tài sản của gia đình có người bỏ trốn khỏi nơi làm việc (mua bán, sang nhượng, chuyển mục đích sử dụng, thế chấp…) mà phải được xác nhận của chính quyền sẽ bị hạn chế theo quy định của pháp luật Việt Nam. b. Người bảo lãnh và gia đình của người bảo lãnh sẽ không được tham gia chương trình lao động thời vụ Hàn Quốc. c. Người bảo lãnh và gia đình của người bảo lãnh sẽ bị hạn chế xuất cảnh đi nước ngoài. d. Gia đình người lao động và người bảo lãnh không được ưu tiên hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước như đào tạo nghề, chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật, giải quyết việc làm, vay vốn ngân hàng… e. Gia đình người lao động và người bảo lãnh không được xem xét trong việc bình xét để biểu dương, khen thưởng trong các phong trào thi đua, công nhận gia đình văn hóa. III. TRÁCH NHIỆM CỦA BÊN NHẬN BẢO LÃNH 1. Tuyên truyền, giáo dục người lao động tuân thủ hợp đồng lao động, chấp hành đúng quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật Hàn Quốc và về nước đúng thời hạn sau khi hết hạn hợp đồng lao động. 2. Vận động gia đình người lao động động viên con em mình đang làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình Lao động thời vụ về nước đúng thời hạn sau khi hết hạn Hợp đồng lao động. 3. Đối với những người lao động vi phạm hợp đồng lao động, đang cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc, Chính quyền địa phương sẽ cùng với các cơ quan đoàn thể phối hợp với gia đình và người bảo lãnh để vận động, thuyết phục, tìm biện pháp để người lao động phải sớm về nước theo yêu cầu của các cơ quan chức năng Việt Nam và Hàn Quốc. 4. Không xác nhận hồ sơ dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc của người lao động thông qua những người trung gian; Chỉ xác nhận hồ sơ, lý lịch và các giấy tờ cần thiết khác đối với người lao động đã hiểu rõ trách nhiệm của mình khi tham gia Chương trình lao động thời vụ và ký vào Bản cam kết này. 5. Thực hiện các biện pháp xử lý hành chính đối với người lao động (bên nhận bảo lãnh) và gia đình và những người thân (bên bảo lãnh) nếu như người lao động bỏ trốn và cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc. Bao gồm: a. Không xác nhận hồ sơ cho các giao dịch liên quan đến tài sản như mua bán, sang nhượng, chuyển mục đích sử dụng, thế chấp... theo quy định của pháp luật Việt Nam. b. Không xác nhận hồ sơ cho người bảo lãnh và gia đình của người bảo lãnh để tham gia chương trình lao động thời vụ Hàn Quốc. c. Không xác nhận hồ sơ cho người bảo lãnh và gia đình của người bảo lãnh với mục đích xuất cảnh đi nước ngoài. d. Không ưu tiên cho gia đình người lao động và người bảo lãnh trong các chính sách hỗ trợ của Nhà nước như đào tạo nghề, chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật, giải quyết việc làm, vay vốn ngân hàng… e. Không xem xét gia đình người lao động và người bảo lãnh trong việc bình xét để biểu dương, khen thưởng trong các phong trào thi đua, công nhận gia đình văn hóa. Các bên cam kết thực hiện đúng những quy định nêu trên. Bản cam kết này có đầy đủ chữ ký, lăn tay/dấu của các bên liên quan dưới sự chứng kiến của Đại diện Công an phường/xã..., Tổ dân phố. Bản cam kết này được lập thành 3 bản, mỗi bên giữ 1 bản làm căn cứ thực hiện. Bản cam kết có hiệu lực kể từ ngày ký đến ngày người lao động hoàn thành hợp đồng lao động và trở về nước theo đúng kỳ hạn hợp đồng hoặc trước ngày hết hạn cư trú tại Hàn Quốc. Yên Bái, ngày ........... tháng ............. năm .......... BÊN ĐƯỢC BẢO LÃNH BÊN NHẬN BẢO LÃNH BÊN CAM KẾT BẢO LÃNHYêu cầu ứng viên
Phụ lục
Thông tin tuyển chọn lao động đi làm việc thời vị tại quận Goryeong,
tỉnh Gyeongsang, Hàn Quốc
1. Tiêu chí tuyển chọn
– Người lao động phải là công dân cư trú hợp pháp tại tỉnh Yên Bái trong thời gian từ 12 tháng trở lên. Trong đó, ưu tiên tuyển chọn lao động đã cư trú tại tỉnh Yên Bái từ 5 năm trở lên và thuộc các nhóm đối tượng chính sách như: người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ bị thu hồi đất sản xuất, thân nhân người có công với cách mạng.
– Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; không có tiền án, tiền sự và không thuộc diện bị cấm xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Độ tuổi: Từ 25 đến 40 tuổi.
– Có đủ sức khỏe để làm việc tại nước ngoài theo quy định. Tình trạng sức khỏe: Những người mắc bệnh lao, viêm gan B, C, D, nhiễm HIV, sử dụng ma túy hoặc đang mang thai, đã sinh con trong vòng 1 năm tính từ ngày nộp hồ sơ xin thị thực sẽ không đủ điều kiện tham gia chương trình lao động thời vụ.
2. Số lượng tuyển chọn, thời gian và địa điểm tuyển dụng
– Số lượng: Dự kiến 500 người. Số lượng lao động tuyển chọn thực tế có thể thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu tiếp nhận lao động hàng năm của các chủ sử dụng lao động tại Hàn Quốc và khả năng đáp ứng của nguồn lao động tại Việt Nam.
– Ngành nghề, công việc: Lao động phổ thông, làm việc tại các trang trại nông nghiệp.
– Địa điểm làm việc: Các trang trại nông nghiệp thuộc quận Goryeong, tỉnh Bắc Gyeongsang, Hàn Quốc.
– Thời gian: Người lao động thời vụ (Visa nhập cảnh 1 lần E-8, thời gian lưu trú tối đa 150 ngày). Tuy nhiên, nếu người lao động thời vụ E-8 được công nhận là người lao động gương mẫu, người đó có thể nhập cảnh vào Hàn Quốc thêm một lần nữa nếu cần (với cùng một chủ lao động và điều kiện làm việc).
– Ngành nghề tuyển dụng trong lĩnh vực nông nghiệp: Làm việc tại các trang trại cá nhân hoặc tổ chức trong khu vực quận Goryeong, tỉnh Bắc Gyeongsang, Hàn Quốc. (sản xuất, chế biến nông sản; trồng trọt, thu hoạch và quản lý cây trồng (vườn rau, cây ăn quả, nấm, thảo dược, cây đặc dụng, v.v.).
3. Thời gian làm việc và nghỉ ngơi
– Thời gian làm việc: 8 giờ/ngày, 6 ngày/tuần, 8 giờ làm việc có thể chia là ca sáng hoặc chiều.
Ví dụ: Ca sáng từ 6:00 đến 10:00, ca chiều từ 14:00 đến 18:00, 4 giờ nghỉ giữa hai ca làm việc không được tính vào thời gian làm việc chính thức.
– Do đặc thù công việc tại quận Goryeong, có thể có ca làm việc vào sáng sớm hoặc ban đêm và không có phụ cấp riêng. (Tuy nhiên, không được vượt quá 8 giờ mỗi ngày, làm việc quá 8 giờ/ngày sẽ được trả lương làm thêm)
– Thời gian nghỉ: Cứ 4 giờ làm việc được nghỉ 30 phút. (Buổi sáng, chiều)
– Ngày nghỉ: Được đảm bảo 4 ngày nghỉ mỗi tháng.
4. An toàn, bảo vệ, chỗ ở, bữa ăn và điều kiện sống của người lao động
Người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp cho người lao động đầy đủ trang thiết bị an toàn lao động phù hợp với tính chất công việc cho người lao động. Người sử dụng lao động có thể cung cấp chỗ ở cho người lao động, có trách nhiệm thanh toán chi phí ăn uống. Tuy nhiên, các nguyên liệu cơ bản sẽ được người sử dụng lao động cũng cấp 1 lần và người lao động phải tự nấu ăn.
5. Các khoản chi phí
Người lao động tự chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí vé máy bay khứ hồi. Người lao động chịu trách nhiệm về các chi phí hành chính như đào tạo các giấy tờ cần thiết để nhập cảnh (đăng ký visa, lý lịch tư pháp/biên bản điều tra, hộ chiếu, kiểm tra sức khỏe và các chi phí cần thiết khác).
6. Chi phí bảo hiểm, khám sức khỏe và điều trị
– Trong thời gian làm việc tại Hàn Quốc, người lao động được mua bảo hiểm rủi ro dưới hình thức bảo hiểm du lịch quốc tế trước khi xuất cảnh (phí bảo hiểm theo quy định hiện hành).
– Sau khi người lao động nhập cảnh, chính quyền địa phương phải thay mặt người sử dụng lao động đăng ký bảo hiểm tai nạn lao động và người sử dụng lao động phải đóng phí bảo hiểm tai nạn lao động trong thời gian hợp đồng lao động. (Tuy nhiên, khi đăng ký bảo hiểm thất nghiệp, người lao động trả 0,8%.)
– Người lao động chịu trách nhiệm về những thương tích xảy ra trong giờ làm việc được bảo hiểm tai nạn lao động chi trả và người lao động có trách nhiệm thanh toán chi phí cho những thương tích xảy ra ngoài giờ làm việc.
7. Chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn
– Nếu sau khi nhập cảnh, người lao động bị phát hiện mắc bệnh nghiêm trọng (không có trong hồ sơ khám sức khỏe trước đó) gây ảnh hưởng đến công việc, tự ý rời khỏi nơi làm việc hoặc làm việc cẩu thả, người sử dụng lao động có quyền báo cáo với chính quyền địa phương tại quận Goryeong. Sau khi xác minh, chính quyền quận Goryeong có thể trục xuất người lao động ngay lập tức.
– Trường hợp người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động và về nước trước thời hạn mà không phải do lỗi của người lao động, bên tiếp nhận có trách nhiệm bồi thường cho người lao động theo thỏa thuận (nếu có) và chi trả cho người lao động chi phí giao thông để trở về nước.
8. Xử lý các vấn đề phát sinh
Nếu người sử dụng lao động đối xử không công bằng với người lao động hoặc không trả lương, Chính phủ sẽ có hành động khắc phục đối với người sử dụng lao động và bảo vệ người lao động thông qua hành động pháp lý nếu người sử dụng lao động không tuân thủ.
Biện pháp ngăn chặn người lao động bỏ trốn hoặc ở lại bất hợp pháp. Tỉnh Yên Bái nhằm ngăn chặn người lao động bỏ việc hoặc sinh sống bất hợp pháp tại quận Goryeong, chúng tôi dự định hợp tác để thực hiện các biện pháp sau:
– Trước khi xuất cảnh, người lao động và gia đình (cha, mẹ, vợ, con trên 18 tuổi) phải ký cam kết, bảo lãnh. Những cam kết và bảo đảm được chính quyền địa phương, công an địa phương và trưởng thôn xác nhận. (Có mẫu kèm theo).
– Nếu người lao động rời khỏi nơi làm việc sẽ bị bắt và xử phạt theo luật pháp Hàn Quốc (mức phạt tối đa là 50.000 USD) và gia đình người lao động có thể bị ảnh hưởng như sau:
+ Các giao dịch liên quan đến tài sản của gia đình có người bỏ trốn khỏi nơi làm việc (mua bán, sang nhượng, chuyển mục đích sử dụng, thế chấp…) mà phải được xác nhận của chính quyền sẽ bị hạn chết theo quy định của pháp luật Việt Nam.
+ Gia đình người lao động không được ưu tiên hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước như đào tạo nghề, chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật, giải quyết việc làm, vay vốn ngân hàng…
+ Gia đình không được xem xét trong việc bình xét để biểu dương, khen thưởng trong các phong trào thi đua, công nhận gia đình văn hóa.
Ngoài ra, chính quyền địa phương sẽ áp dụng một loạt các biện pháp xử lý, bao gồm: Thông tin cá nhân của người lao động bỏ trốn sẽ được công khai rộng khắp trong địa phương (Chính quyền có tổ công tác bao gồm công an và chính quyền cơ sở cùng tham gia để tìm biện pháp thúc đẩy lao động về nước); Chính quyền Việt Nam làm công văn đề nghị và cùng phối hợp với chính quyền ở Hàn Quốc để trục xuất về nước đối với những người nhà/thân thiết đang làm việc ở bên Hàn Quốc có nguy cơ cùng bỏ trốn; Người nhà, họ hàng, và người trong cùng khu vực cư trú (xã/phường) sẽ không được tham gia chương trình đi làm việc tại Hàn Quốc cho đến khi người lao động đó về nước.
Phụ lục
Thông tin tuyển chọn lao động đi làm việc thời vụ
tại tỉnh Jeollanam-do, Hàn Quốc
1. Tiêu chí tuyển chọn
– Người lao động phải là công dân cư trú hợp pháp tại tỉnh Yên Bái trong thời gian từ 12 tháng trở lên. Trong đó, ưu tiên tuyển chọn lao động đã cư trú tại tỉnh Yên Bái từ 5 năm trở lên và thuộc các nhóm đối tượng chính sách như: người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ bị thu hồi đất sản xuất, thân nhân người có công với cách mạng.
– Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; không có tiền án, tiền sự và không thuộc diện bị cấm xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Độ tuổi: Từ 25 đến 40 tuổi.
– Có đủ sức khỏe để làm việc tại nước ngoài theo quy định. Tình trạng sức khỏe: Những người mắc bệnh lao, viêm gan B, C, D, nhiễm HIV, sử dụng ma túy hoặc đang mang thai, đã sinh con trong vòng 1 năm tính từ ngày nộp hồ sơ xin thị thực sẽ không đủ điều kiện tham gia chương trình lao động thời vụ.
2. Số lượng tuyển chọn, thời gian và địa điểm tuyển dụng
– Số lượng: Dự kiến khoảng trên 500 người. Số lượng lao động tuyển chọn thực tế có thể thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu tiếp nhận lao động hàng năm của các chủ sử dụng lao động tại Hàn Quốc và khả năng đáp ứng của nguồn lao động tại Việt Nam.
– Ngành nghề, công việc: Lao động phổ thông, làm việc tại các trang trại nông nghiệp.
– Địa điểm làm việc: Các trang trại nông nghiệp thuộc tỉnh Jeollanam-do, Hàn Quốc.
– Thời gian hợp đồng: 8 tháng kể từ ngày nhập cảnh.
– Ngành nghề tuyển dụng trong lĩnh vực nông nghiệp: Làm việc tại các trang trại cá nhân hoặc tổ chức trong khu vực quận Goryeong, tỉnh Bắc Gyeongsang, Hàn Quốc. (sản xuất, chế biến nông sản; trồng trọt, thu hoạch và quản lý cây trồng (vườn rau, cây ăn quả, nấm, thảo dược, cây đặc dụng, v.v.).
3. Chi phí để xuất cảnh đi làm việc thời vụ:
Chi phí để đưa lao động thời vụ (E8) sang Hàn Quốc là 4.0 triệu won tiền Hàn Quốc (tương đương khoảng 76 triệu đồng), bao gồm:
– Chi phí trực tiếp cho người lao động tại Việt Nam: 1,7 triệu won tiền Hàn Quốc (tương đương 32,3 triệu đồng); bao gồm: Vé máy bay khứ hồi, bảo hiểm du lịch, khám sức khoẻ, xét nghiệm lao, xét nghiệm ma tuý, giấy chứng nhận lý lịch tư pháp, chi phí đi lại từ Yên Bái đến Sân bay tại Hà Nội và các chi phí khác (tư vấn, quản lý người lao động…).
– Chi phí do các đối tác bên Hàn Quốc thực hiện: 2,3 triệu won tiền Hàn Quốc (tương đương 43,7 triệu đồng) gồm phí quản lý giáo dục Hàn Quốc, phí nộp đơn xin thị thực của Công ty Luật Lawcap, phí hành chính, chi phí hoạt động và phí đào tạo trước khi nhập cảnh.
Người lao động phải tự chi trả chi phí ăn, ở tại Hàn Quốc (chiếm khoảng 20% lương tháng).
Sở Nội vụ giao cho Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Yên Bái là đơn vị sự nghiệp thực hiện dịch vụ công thuộc Sở thu các khoản chi phí trên, tổng số là 4,0 triệu won tiền Hàn Quốc/lao động thời vụ đủ điều kiện xuất cảnh để chuyển cho phía đối tác Hàn Quốc 2,3 triệu won (phí quản lý giáo dục Hàn Quốc, phí nộp đơn xin thị thực của Công ty Luật Law Cap, phí hành chính, chi phí hoạt động và phí đào tạo trước khi nhập cảnh) và để thực hiện các chi phí trực tiếp tại Việt Nam cho người lao động với số tiền 1,7 triệu won; bao gồm: Mua vé máy bay khứ hồi, bảo hiểm du lịch; tổ chức khám sức khoẻ, xét nghiệm lao, xét nghiệm ma tuý, giấy chứng nhận lý lịch tư pháp; thanh toán chi phí đi lại từ Yên Bái đến Sân bay Hà Nội và các chi phí khác (tư vấn, quản lý người lao động…).
5. Xử lý vấn đề lưu trú bất hợp pháp
Trong trường hợp người lao động bỏ trốn hoặc vi phạm pháp luật, người lao động sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước các cơ quan pháp luật tại cả Việt Nam và Hàn Quốc. Những người không vi phạm pháp luật và không bỏ trốn sẽ được đảm bảo quyền tiếp tục làm việc theo hợp đồng đã ký.
Bên đối tác Hàn Quốc sẽ mở tài khoản số điện thoại di động tại một công ty viễn thông do công ty viễn thông chỉ định, mở tài khoản lương tại Ngân hàng Hana Bank và thẻ tín dụng. Người lao động theo mùa vụ E8 đăng ký mở tài khoản số điện thoại di động tại một công ty viễn thông do công ty viễn thông chỉ định, mở tài khoản lương tại Ngân hàng Hana Bank và thẻ tín dụng. Người lao động theo thời vụ E8 sẽ nhận được 1 triệu won mỗi tháng, trong 8 tháng có thể tiết kiệm 6 triệu won trong tài khoản chung với Bên B, khi người lao động E8 xuất cảnh về Việt Nam sẽ được đáo hạn, tiền gốc và lãi có thể rút tại chi nhánh Ngân hàng Hana Bank.
Quyền lợi
tại quận Goryeong, tỉnh Gyeongsang, Hàn Quốc
Tiền lương
– Tổng mức lương: Mức lương tối thiểu theo giờ tại Hàn Quốc (năm 2025): 10.030 KRW/giờ. Lương cơ bản: 2.096.270 KRW/tháng đối với người lao động làm việc 48 giờ/tuần. Số giờ làm việc tiêu chuẩn hàng tháng là 209 giờ.
– Ngày chi trả lương: Tiền lương được chi trả vào một ngày cố định hàng tháng, tính từ ngày người lao động bắt đầu làm việc. Trường hợp ngày trả lương trùng vào cuối tuần hoặc ngày lễ, tiền lương sẽ được thanh toán vào ngày làm việc liền trước đó (thường là thứ Sáu).
– Phương thức chi trả lương: Tiền lương được thanh toán theo hình thức lương tháng.
– Đơn vị tiền tệ: Tiền lương được tính toán và thanh toán bằng đồng Won (KRW).
– Hình thức thanh toán: Tiền lương được chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng mà người lao động Việt Nam đang sở hữu.
tại tỉnh Jeollanam-do, Hàn Quốc
Tiền lương:
Lương cho người lao động thời vụ tại Hàn Quốc (E8): Mức lương tối thiểu 10.030 won mỗi giờ + 1,5 lần tiền làm thêm 2 giờ mỗi ngày + công việc công cộng và ngày lễ bao gồm làm thêm giờ gấp 2 lần trong 10 giờ mỗi ngày v.v.
Người lao động làm việc 28 ngày một tháng, đảm bảo mức lương tháng là 2,3 triệu won (khoảng 43,7 triệu đồng) trở lên (không bao gồm chi phí ăn ở).
VIỆC LÀM LIÊN QUAN
Đi làm việc có thời hạn tại Đài Loan
Công ty GMS
21 000 000 trở lên
Xem thêm21 000 000 trở lên
Xem thêmTuyển dụng lao động đi làm việc có thời hạn tại Lào
TTDVVL tỉnh Yên Bái
12-15tr
Xem thêm12-15tr
Xem thêmBí kíp Tìm việc an toàn
Dưới đây là những dấu hiệu của các tổ chức, cá nhân tuyển dụng không minh bạch:
1. Dấu hiệu phổ biến:
2. Cần làm gì khi gặp việc làm, công ty không minh bạch:
- Kiểm tra thông tin về công ty, việc làm trước khi ứng tuyển
- Báo cáo tin tuyển dụng với Trung Tâm Dịch Vụ Việc Làm thông qua nút "Báo cáo tin tuyển dụng" để được hỗ trợ và giúp các ứng viên khác tránh được rủi ro
- Hoặc liên hệ với Trung Tâm Dịch Vụ Việc Làm thông qua kênh hỗ trợ ứng viên của Trung Tâm Dịch Vụ Việc Làm:
Email: abcd@gmail.com
Hotline: 083 758 9969